Bangladesh siết chặt Facebook, Twitter và các nền tảng khác 

Đây là động thái tiếp theo trong một loạt nỗ lực của Bangladesh để kiềm chế các hãng công nghệ lớn .

Bangladesh siết chặt Facebook, Twitter và các nền tảng khác - Hình 1

Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina và chính phủ của bà đã thắt chặt kiểm soát mạng xã hội kể từ năm 2018

Video đang HOT

Theo Nikkei, chính phủ Bangladesh đang chuyển trọng tâm sang Facebook , Twitter và các nền tảng truyền thông xã hội toàn cầu khác trong việc mở rộng nỗ lực làm nguôi các báo cáo chỉ trích. Động thái mới nhất được đưa ra sau 3 năm kể từ khi chính phủ bắt đầu nghiêm khắc với đài truyền hình và các ấn phẩm trong nước.

Trả lời phỏng vấn của Nikkei, Bộ trưởng Bộ Công nghệ thông tin và Truyền thông Bangladesh Zunaid Ahmed Palak cho biết, ý định của chính phủ là “làm cho các nền tảng truyền thông xã hội trở nên có trách nhiệm hơn”.

Chính phủ Bangladesh cũng đang lên kế hoạch cho một đạo luật yêu cầu các nền tảng truyền thông xã hội phải lưu trữ dữ liệu người dùng trên các máy chủ trong nước. Luật mới sẽ buộc các công ty công nghệ cung cấp thông tin về tài khoản mạng xã hội mà chính phủ cho là có hành vi tuyên truyền hoặc đưa tin sai lệch.

Năm 2019, Bangladesh ban hành Đạo luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi và Đạo luật nghĩa vụ bổ sung, buộc các công ty công nghệ quốc tế phải thanh toán VAT. Facebook đã thực hiện khoản thanh toán thuế VAT trực tiếp đầu tiên cho Ủy ban Doanh thu Quốc gia trong tháng 7.2021. Google và Amazon làm theo vào tháng 8.2021.

Thuế giá trị gia tăng là khoản phí 15% trên tất cả số tiền kinh doanh thu được. Facebook kiếm tiền ở Bangladesh bằng cách bán quảng cáo cho các công ty Bangladesh và các công ty đa quốc gia. Còn Microsoft, Google , Amazon , cùng các hãng công nghệ khác bán tổng sản phẩm và dịch vụ trị giá gần 500 triệu USD ở nước này.

Song, bên cạnh những quy định mới thì tự do ngôn luận cũng là một vấn đề đáng chú ý. Chính phủ dưới thời Thủ tướng đương nhiệm Sheikh Hasina đã thông qua Đạo luật An ninh Kỹ thuật số để “ngăn chặn tội phạm mạng” hồi năm 2018, phớt lờ sự nghi ngờ của các nhà báo, những người ủng hộ nhân quyền và các bên khác. Đạo luật cho phép các cơ quan thực thi pháp luật bắt người mà không cần lệnh của tòa án, nếu có một trường hợp phát tán thông tin “sai sự thật” được ghi lại. Nó còn cho phép đưa ra án tù lên đến 5 năm, hoặc phạt tiền lên đến 1 triệu taka (khoảng 11.700 USD), hoặc cả hai.

Năm 2020, chính phủ Bangladesh yêu cầu Facebook cung cấp thông tin chi tiết về tài khoản của 897 người dùng. Được biết, gã khổng lồ mạng xã hội đã đáp ứng 44% yêu cầu. Năm 2019, chính phủ tìm kiếm thông tin người dùng trên 421 tài khoản. Dựa trên quy định các nền tảng truyền thông xã hội phải lưu trữ dữ liệu trong nước, chính phủ dự định buộc nhà cung cấp dịch vụ phải đưa bất kỳ thông tin tài khoản nào mà họ cho là cần thiết.

“Người dùng mạng xã hội luôn lo lắng liệu bài đăng của họ có ảnh hưởng hoặc đụng chạm đến sự nhạy cảm của chính phủ hay không”, Qadruddin Shishir, người dùng Facebook, người kiểm tra thông tin của một hãng tin quốc tế, nói.

Bangladesh không đơn độc trong việc thắt chặt kiểm soát mạng xã hội. Ấn Độ và các quốc gia láng giềng cũng hành động tương tự. Tại Ấn Độ, chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đầu năm nay đã ban hành luật cho phép nước này kiểm duyệt nội dung trên mạng xã hội.

Tin liên quan

  • Facebook ‘chơi xấu’ ép các đối thủ hoặc là bị thâu tóm, hoặc sẽ bị ‘dìm chết’, nguy cơ bị toà án tuyên phải bán lại Instagram và WhatsApp
  • Cha đẻ Ethereum: ‘Blockchain sẽ đe doạ Facebook, Twitter’ 
  • Thế giới đã hiểu nhầm Apple
  • Instagram ra mắt công cụ chặn bình luận phân biệt chủng tộc


#Thế_giới_số
#mạng_xã_hội
#facebook
#amazon
#google
#twitter
#bangladesh
#thủ_tướng_bangladesh
#sheikh_hasina
#hãng_công_nghệ_lớn
#nền_tảng_truyền_thông_xã_hội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *