6 điều cơ bản cần biết khi chụp ảnh trên smartphone

Trừ những chiếc camera phone được cài đặt chế độ tự động thiết lập các thông số như trên thiết bị của Apple còn lại thì bạn hoàn toàn có thể tự điều chỉnh mọi thứ theo ý mình sao cho có được một tấm ảnh thật sự hài lòng nhất. Để làm được điều đó thì bạn cần phải hiểu rõ những lý thuyết cơ bản nhất về camera trên Smartphone.

6 điều cơ bản cần biết khi chụp ảnh trên smartphone
Sẽ có rất nhiều điều bạn cần phải nắm vững để có thể tự tạo cho mình một bức ảnh vừa ý

1. Megapixel

Khi nói đến camera của bất kỳ một thiết bị nào, thông số mà người ta nói đến trước tiên có lẽ là “máy ảnh đó bao nhiêu chấm?”, “bao nhiêu megapixel?” … Hiểu một cách đơn giản thì thông số này đại diện cho số điểm ảnh tối đa có thể thu nhận được vào thông qua cảm biến của máy ảnh. Do vậy, nếu chỉ số này càng cao nghĩa là camera đó có thể cho ra những bức ảnh sắc nét hơn, có độ phân giải cao hơn và tất nhiên là sẽ có dung lượng lớn hơn. Nhưng đây không phải là nhân tố quyết định để đánh giá một camera có chụp đẹp hay không. Điều đó còn phụ thuộc rất nhiều vào cảm biến hình ảnh và bộ xử lý hình ảnh được sử dụng bên trong chiếc smartphone.

6 điều cơ bản cần biết khi chụp ảnh trên smartphone
Số lượng điểm ảnh (pixel) trên những camera có độ phân giải khác nhau

2. Cân bằng trắng (White Blance)

Nói theo cách dễ hiểu thì độ cân bằng trắng và sự cân bằng giữa các tông màu nóng hoặc lạnh khác nhau của ánh sáng. Nếu bạn muốn có một bức ảnh có tông màu ấm áp thì nên chỉnh cân bằng trắng ở chế độ Cloudy. Hoặc nếu muốn có tông màu lạnh thì bạn nên để ở chế độ Bóng đèn sợi tóc. Sau đây là một số chế độ cân bằng trắng mà bạn dễ bắt gặp trên smartphone:

6 điều cơ bản cần biết khi chụp ảnh trên smartphone
Các tông màu từ nóng đến lạnh bạn có thể tùy chỉnh theo ý của mình

Tuy nhiên, khi bạn cảm thấy khả năng cân bằng ánh sáng trên smartphone của mình làm việc khá tốt và ưng ý thì bạn có thể để chế độ tự động. Ngày nay, có rất nhiều smartphone có khả năng nhận biết ánh sáng tốt nên bạn có thể tạm yên tâm khi để chúng ở chế độ tự động.

3. ISO (Độ nhạy sáng)

ISO là thuật ngữ đặc trưng cho khả năng nhạy sáng của cảm biến. Khi chụp ở điều kiện ánh sáng đầy đủ thì ISO thường ít được quan tâm đến bởi vì độ nhạy sáng thấp thì máy ảnh vẫn cảm nhận được ánh sáng đầy đủ. Nhưng khi ánh sáng bắt đầu yếu đi ví dụ như vào buổi chiều hoặc ánh đèn mờ trong nhà thì camera cần tăng độ nhạy sáng lên để có thể bắt được ánh sáng và các chi tiết tốt hơn. Tuy nhiên, việc tăng ISO sẽ kéo theo một vấn đề mà dân chụp ảnh chuyên nghiệp thường rất ngại – đó là “nhiễu” hay còn gọi là noise. Cũng không khó để giải thích cho vấn đề này, khi tăng độ nhạy sáng lên thì thỉnh thoảng sẽ có một điểm ảnh nào đó “nhạy” sáng một cách khác thường so với những điểm ảnh xung quanh và thay đổi màu sắc nên dẫn đến những “đốm xấu xí” ảnh hưởng rất nhiều đến bức ảnh.

6 điều cơ bản cần biết khi chụp ảnh trên smartphone
Tăng ISO ở bên phải làm bức ảnh sáng hơn nhưng lại xuất hiện rất nhiều hiện tượng “nhiễu”

Hiện nay, vấn đề khử nhiễu được cải thiện ngày càng tốt trên các thiết bị máy ảnh chuyên nghiệp nhưng trên các thiết bị di động thì dường như rất khó. Và cũng bởi vì vậy nên dải ISO trên các thiết bị di động thường rất hạn chế. Mặc dù vậy, bạn cũng có thể linh động hơn trong việc điều chỉnh ISO hợp lý để bức ảnh của mình không quá nhiễu cũng như không bị thiếu sáng.

4. Chụp phơi sáng

Có lẽ bạn đã được chiêm ngưỡng không ít những tấm ảnh cực kỳ nghệ thuật vào ban đêm của thành phố hay những vòng sáng kỳ diệu của pháo hoa… Đó là kết quả của một chế độ chụp phơi sáng nổi tiếng mà thời gian gần đây đã được các nhà sản xuất tích hợp trong những chiếc smartphone cao cấp. Vậy chụp phơi sáng là gì?.

6 điều cơ bản cần biết khi chụp ảnh trên smartphone
Một bức ảnh được chụp phơi sáng bằng Lumia 1020

Một ví dụ cụ thể, khi phơi sáng 4s có nghĩa màn trập sẽ mở ra trong vòng 4s để ánh sáng đi vào bên trong cảm biến, thời gian phơi sáng càng lâu thì ánh sáng càng nhiều nên bức ảnh càng sáng và ngược lại, sau đó cảm biến sẽ tiếp thu ánh sáng và bộ xử lý hình ảnh sẽ hợp những hình ảnh đó lại để tạo thành một bức ảnh duy nhất. Nhưng không nên quá lạm dụng chế độ này, bởi nếu bạn phơi sáng quá lâu sẽ dẫn đến hình ảnh bị cháy sáng quá mức và không dễ nhìn một chút nào.

6 điều cơ bản cần biết khi chụp ảnh trên smartphone
Một bức ảnh khác được phơi sáng trên điện thoại

5. HDR

Chế độ chụp HDR tạm dịch là “dải tương phản mở rộng” có tác dụng giúp cân chỉnh sự tương phản giữa nơi sáng nhất và nơi tối nhất trên bức ảnh nhờ vậy các chi tiết ở vùng quá sáng hoặc quá tối sẽ được hiển thị rõ ràng và đầy đủ hơn. Tính năng này đặc biệt hữu ích trong những trường hợp phải chụp ngược ánh sáng.

6 điều cơ bản cần biết khi chụp ảnh trên smartphone
Sự khác biệt giữa việc chụp ảnh không có HDR (bên trái) và có HDR (bên phải)

6. Panorama

Đây là một chế độ chụp ghép ảnh để lấy toàn bộ một khung cảnh rộng. Hiện nay, Chế độ này được tích hợp trong hầu hết các phần mềm chụp ảnh của Smartphone. Nếu thiết bị của bạn không có sẵn tính năng này thì bạn có thể cài đặt và sử dụng các ứng dụng hỗ trợ chụp Panorama bằng cách gõ từ khóa “panorama” ở mục tìm kiếm trong kho lưu trữ ứng dụng, sau đó sẽ xuất hiện một loạt các ứng dụng để bạn tha hồ lựa chọn.

6 điều cơ bản cần biết khi chụp ảnh trên smartphone
Một ví dụ về chế độ chụp toàn cảnh Panorama

QueenMobile.VN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *