10 kiểu chụp hình cần sự hỗ trợ của chân máy ảnh

Với máy ảnh DSLR thì chân máy luôn là phụ kiện cần thiết cho những nhà nhiếp ảnh gia thích chụp hình phong cảnh, kể cả với chiếc máy ảnh du lịch. Sau đây Siêu thị điện máy QueenMobile.VN sẽ hướng dẫn bạn 10 kiểu chụp hình cần có sự hỗ trợ của chân máy ảnh.

1. Chụp ảnh với chế độ Panorama

10-kieu-chup-hinh-can-su-ho-tro-cua-chan-may-anh-5 

Chụp hình với chế độ Panorama

Khi chụp hình phong cảnh với chế độ Panorama, nếu trang bị chân máy sẽ giúp bạn dễ dàng cố định khung hình hơn, từ đó máy ảnh sẽ có được khuôn hình chuẩn hơn và dễ ghép nối hơn (dù ở hậu kỳ hay trực tiếp tại máy ảnh). Chọn điểm bắt đầu là bên phải hay trái là tùy bạn, chụp lần lượt các cảnh nối tiếp với nhau, với khung hình sau đè hơn khung hình trước một chút. Bạn không nên chỉnh lấy nét hay cân bằng trắng trong quá trình chụp, các điều chỉnh này nên chỉnh tay và phải được chỉnh trước khi chụp.

2. Chụp hình với chế độ phơi sáng

 10-kieu-chup-hinh-can-su-ho-tro-cua-chan-may-anh-7

Nghệ thuật phơi sáng tuyệt đẹp

Bạn muốn chụp những khung cảnh mà máy ảnh không thể ghi hết được mọi mức độ phơi sáng và tốc độ của cảnh đó, thì bạn phải tùy chỉnh tốc độ màn trập xuống thấp nhất để máy ảnh có thể thu được hết tất cả ánh sáng vào tấm hình, với kiểu chụp này chân máy sẽ là phụ kiện tốt nhất bởi vì chỉ cần bất cứ thay đổi nhỏ nào cũng sẽ làm cho các chi tiết của cùng một cảnh không còn khớp nữa.

3. chụp hồ có mặt nước gợn sóng

 10-kieu-chup-hinh-can-su-ho-tro-cua-chan-may-anh-1

Mặt nước hồ gợn sóng

Bạn có ý tưởng chụp mô tả chuyển động của thác nước, dòng chảy của sông hay chỉ đơn giản chỉ là mặt hồ gợn sóng thì bạn cần phải tùy chỉnh tốc độ máy ảnh DSLR về chụp cực chậm. Vì vậy nếu mà bạn cầm tay với tốc độ chụp cực chậm này cũng sẽ làm mờ luôn cả các chi tiết cần lấy nét trong hình do máy bị rung. Để cải thiện, phải cần trang bị chân máy và lúc đó bạn có thể hiệu chỉnh tốc độ xuống thấp cỡ nào cũng được. Chú ý, khi đặt máy ảnh DSLR lên chân máy, bạn nên dùng bộ điều khiển từ xa để chụp ảnh hay hẹn giờ chụp tự động 10 giây để tránh đụng vào máy ảnh khiến cho máy bị rung.

4. Chụp hình với thời tiết có gió

 10-kieu-chup-hinh-can-su-ho-tro-cua-chan-may-anh-11

Cánh đồng có gió đẹp hút hồn

Khi thấy thời tiết bắt đầu có gió lớn bạn cần phải có ngay đến một chân máy chắc chắn đủ để giữ cho máy ảnh không được rung mà còn chịu được áp lực trước gió nếu bạn muốn có một tấm ảnh chụp lúc trời giông gió này. Bạn có thể treo túi xách hay vật dụng gì đó vào móc trung tâm của chân máy để tăng thêm trọng lượng cho chân, còn nếu trời gió to thì bạn phải tỳ người để lấy điểm tựa khi chụp.

5. Chụp hình chủ thể nằm dưới mặt đất

 10-kieu-chup-hinh-can-su-ho-tro-cua-chan-may-anh-10

Chụp chủ thể dưới mặt đất

Để tạo ra sự độc đáo, bạn có thể hạ thấp chân máy xuống càng thấp mặt đất càng tốt, hướng máy ảnh chú trọng tới tiền cảnh nhiều hơn, nhấn mạnh các chi tiết cận cảnh mà bình thường nếu cầm máy trên cao bạn sẽ dễ dàng bỏ qua.

6. Chụp hình những điều khiến bạn phải suy nghĩ

 10-kieu-chup-hinh-can-su-ho-tro-cua-chan-may-anh-3

Những khung cảnh dễ bị quên lãng

Ngoài chỉ cầm máy ảnh lên và chụp ra thì các hoạt động như lắp máy ảnh vào chân, tùy chỉnh, nhìn ngắm khung hình mà nhiều bạn cho rằng mất nhiều thời gian lại là khoảng thời gian mà bạn đang sống chậm lại, giúp bạn suy nghĩ thêm được kỹ càng hơn trước mỗi lần chụp, nhờ vậy mà bạn có thể phát hiện thêm các tình huống, những khung cảnh mà thông thường rất dễ bị bỏ qua.

7. Chụp toàn cảnh bầu trời trên cao

 10-kieu-chup-hinh-can-su-ho-tro-cua-chan-may-anh-4

Bầu trời ban đêm với nhiều vì sao lấp lánh

Nếu bạn muốn chụp cảnh bầu trời với các vì sao sáng lấp lánh thì nên tùy chỉnh chiều cao chân máy cho cảnh bầu trời nhiều hơn cảnh mặt đất. Bạn cũng có thể cầm máy ảnh DSLR bằng tay và giơ lên để chụp nhưng với tư thế không thoải mái khi để trong thời gian dài hiện tượng ảnh nhòe mờ rất cao, vì thế cách tối ưu nhất vẫn là nâng hết cỡ chân máy và điều chỉnh.

8. Chụp hình với ống kính lớn

 10-kieu-chup-hinh-can-su-ho-tro-cua-chan-may-anh-9

Sử dụng ống kính dài để chụp các đối tượng từ xa

Nếu bạn muốn chụp hình với những ống kính zoom dài như chụp các loài thú hoang dã, chụp các cầu thủ đá banh từ bên trong khán đài, nên bạn muốn chống rung tốt nhất thì bạn phải có chân máy hỗ trợ. Tuy vậy, nếu bạn vẫn muốn chụp bằng cách cầm tay thì hãy bảo đảm tùy chỉnh tốc độ màn trập đủ nhanh để không bị rung lắc, tỷ lệ thường dùng để chống rung khi chụp khoảng cách tele là tốc độ bằng 1/độ dài tiêu cự. Giống như, chụp ở tiêu cự 100mm, tốc độ cửa trập tối thiểu phải khoảng 1/100 giây.

9. Chụp hình trên mặt nước

 10-kieu-chup-hinh-can-su-ho-tro-cua-chan-may-anh-8

Chụp các chủ thể trên mặt nước

Trong những tình thế bắt buộc bạn phải nhúng chân trong dòng nước chảy xiết, chiếc chân máy chắc chắn sẽ giúp bạn cầm vững máy ảnh hay không lo sợ bị rơi máy ảnh đắt tiền xuống nước. Hãy để chân máy thay thế bạn đứng dưới nước còn bạn chỉ cần giữ máy trên bờ và chụp cho tốt thôi.

10. Chụp trong nơi có ánh sáng thấp

 10-kieu-chup-hinh-can-su-ho-tro-cua-chan-may-anh-2

Chụp không gian có ánh sáng thấp

Khi bạn chụp hình lúc bình minh, hoàng hôn hay chụp ảnh vào ban đêm, để có thể thu được đầy đủ chân dung của đối tượng thì đòi hỏi bạn chụp ở tốc độ cực chậm, vì vậy bạn phải dùng đến chân máy nếu không muốn hình ảnh cho ra bị nhòe mờ. Mặc dù bạn có thể tăng ISO lên để tăng tốc độ chụp nhưng không phải máy ảnh DSLR nào cũng cho chất lượng đầy chi tiết khi chụp ảnh với ISO cao nên lựa chọn tốt nhất vẫn phải sử dụng chân máy.

dienmay.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *