Công ty chip vừa và nhỏ ‘đóng băng’ vì thiếu điện 

Các công ty bán dẫn vừa và nhỏ phải ngừng sản xuất vì thiếu điện , gây ảnh hưởng đến ngành công nghiệp chip vốn đang gặp khó.

“Chúng tôi đã tạm dừng sản xuất do thiếu điện vào cuối tháng 9 và có thể phải tiếp tục dừng trong thời gian tới”, Li Yongzhi, Giám đốc của Suzhou Keyang Semiconductor – công ty chuyên thử nghiệm và đóng gói chip, cho biết tại một sự kiện về bán dẫn ở Nam Kinh tuần này.

Công ty chip vừa và nhỏ đóng băng vì thiếu điện - Hình 1

Một công nhân của Jiejie Semiconductor kiểm tra chip tại nhà máy ở Giang Tô ngày 17/3.

Video đang HOT

Suzhou Keyang Semiconductor là một trong những doanh nghiệp vừa và nhỏ ( SME ) bị ảnh hưởng bởi thiếu điện tại Trung Quốc . Những công ty dạng này đã đẩy mạnh sản xuất từ đầu năm ngoái ngay khi khủng hoảng chip xảy ra, nhưng việc bị hạn chế nguồn điện khiến các kế hoạch bị đổ bể. “Điều này đặt ra một thách thức lớn đối với chúng tôi”, Yongzhi nói.

Theo ông, các nhà sản xuất lớn, chẳng hạn TSMC , luôn được tạo điều kiện để tránh thiệt hại nặng về kinh tế. Còn với nhà máy SME , việc cắt điện sẽ thường xuyên xảy ra hơn.

Các nhà máy bán dẫn cần được cung cấp điện, nước và khí đốt để duy trì hoạt động liên tục. Tuy nhiên, việc cắt điện luân phiên tại các khu vực đặt nhà máy dạng này tại Trung Quốc như Giang Tô và Quảng Đông đang khiến hoạt động sản xuất rơi vào tình trạng trì trệ.

“Thiếu điện làm tăng thêm sự phức tạp cho một ngành vốn đã bị ảnh hưởng nặng bởi Covid-19 và cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung”, Yongzhi nói. “Nó có thể khiến khủng hoảng chip nghiêm trọng hơn, cũng như khiến tham vọng tự chủ nguồn chip của Trung Quốc bị gián đoạn”.

Trong khi đó, một số đại diện SME khác cho biết đã lên kế hoạch tăng năng lực sản xuất để đáp ứng lượng đơn hàng tăng vọt trong đại dịch, nhưng lại bị cản trở vì thiếu điện. Wang Rui, nhà sáng lập kiêm CEO của Unicmicro ở Quảng Châu, thừa nhận việc cắt điện khiến năng suất của nhà máy không đạt kế hoạch ban đầu, dù tốt hơn so với năm 2017.

Trong khi đó, có ý kiến cho rằng việc hàng loạt doanh nghiệp bán dẫn Trung Quốc mở rộng quy mô sẽ gây tình trạng khủng hoảng thừa từ 2022. “Xu hướng từ thiếu sang thừa chip sẽ đẩy giá thành phẩm xuống nhưng cũng sẽ khiến một số công ty phá sản. Điều này diễn ra không ít lần trong quá khứ”, Xie Ruifeng, nhà phân tích cấp cao của công ty nghiên cứu chất bán dẫn ICWise có trụ sở tại Thượng Hải, nhận xét. “Tuy nhiên cũng góp phần tăng chất lượng sản phẩm và tăng tính cạnh tranh”.

Tin liên quan

  • CEO công ty chip nhận lương 1,53 triệu USD 
  • Trung Quốc không đủ khả năng tự cung cấp 70% sản lượng chip
  • Mỹ, Nhật Bản nắm bằng sáng chế vật liệu chip được ưa chuộng
  • Sony hợp tác TSMC xây dựng nhà máy chip 7 tỉ USD ở Nhật Bản 


#Thế_giới_số
#trung_quốc
#tsmc
#sme
#chất_bán_dẫn
#thiếu_điện
#công_ty_bán_dẫn
#công_ty_chip
#ngành_công_nghiệp_chip
#sản_xuất_bán_dẫn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *