Bị chèn ép, doanh thu Huawei vẫn tăng lên 100 tỷ USD

Bị chèn ép, doanh thu Huawei vẫn tăng lên 100 tỷ USD

9 tháng đầu năm, Huawei vẫn tăng doanh thu 9,9% lên tới trên 100 tỷ USD dù chịu sức ép trừng phạt và dịch bệnh toàn cầu.

Báo cáo kinh doanh công bố ngày 23/10 của Huawei cho biết từ tháng 1-9/2020, doanh thu của nhà cung cấp thiết bị mạng viễn thông và sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới này tăng 9,9% lên 671,3 tỷ NDT (tức khoảng 100,7 tỷ USD).

Huawei sẽ chỉ tập trung vào phân khúc smartphone cao cấp.

Mức doanh thu này giảm mạnh so với mức tăng trưởng 24,4% ghi nhận trong cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận của tập đoàn giảm 8% so với mức giảm 8,7% của cùng kỳ năm trước.

Theo Huawei, các tác động của dịch COVID-19 đã tạo áp lực lên chuỗi cung ứng của hãng trên phạm vi toàn cầu, trong khi hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn.

Trong năm qua, hoạt động kinh doanh của Huawei cũng chịu nhiều sức ép do lệnh hạn chế quyền tiếp cận của tập đoàn đối với các sản phẩm phần mềm và công nghệ của Mỹ cũng như không tham gia các dự án hạ tầng cơ sở phục vụ mạng không dây thế hệ mới 5G. Sau khi Mỹ cảnh báo về mối đe dọa an ninh, chính phủ các nước châu Âu đang xem xét vai trò của các công ty Trung Quốc trong việc xây dựng không gian mạng.

Tuy nhiên, việc vẫn tăng trưởng 9,9% doanh thu của Huawei vẫn là một con số ấn tượng.

Huawei cũng đã để mất vị trí số 1 trên thị trường smartphone toàn cầu vào tay SamSung. Số liệu từ Counterpoint Research cho biết, SamSung đang chiếm 22% thị phần điện thoại thông minh toàn cầu vào tháng 8/2020, đánh bại Huawei đang sở hữu 16% thị phần.

Theo báo cáo của Canalys, trong quý II năm nay, Huawei vẫn giành vị trí nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới nhưng đến tháng 8 thì đã đánh mất vị trí này. Huawei đã cho xuất xưởng 55,8 triệu chiếc smartphone trong quý II/2020, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, Samsung tung ra thị trường 53,7 triệu smartphone, giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trước các sức ép cấm vận, Huawei đang tìm cách đổi chiến lược kinh doanh và vận hành của họ bằng cách chỉ đầu tư cho các sản phẩm smartphone cao cấp, do đó tập trung rót tiền cho hàng loạt các dự án nghiên cứu và phát triển (R&D).

Theo báo cáo thường niên năm 2019 của Huawei, tập đoàn đã chi từ 10 đến 15% doanh thu hàng năm, tương đương 20 tỷ USD, để tái đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển. Khoản đầu tư này đã đưa Huawei vào Top 5 nhà đầu tư lớn nhất cho R&D trên toàn thế giới giai đoạn 2019 – 2020. Điều này được thể hiện ở cú nhảy vọt của Trung Quốc trên bảng xếp hạng được công bố hồi tháng 6 vừa qua: Trong số các công ty châu Á lọt top 10 công ty sáng tạo nhất, Huawei tăng 42 bậc lên vị trí thứ 6.

Theo báo cáo mới của Canalys, Huawei đã vượt qua ông lớn Hàn Quốc Samsung để giành vị trí nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới trong quý II năm nay.

Cụ thể, Huawei đã cho xuất xưởng 55,8 triệu chiếc smartphone trong quý II/2020, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, Samsung tung ra thị trường 53,7 triệu smartphone, giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Huawei trước đó đang đàm phán với các khách mua tiềm năng bao gồm hãng phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin Digital China, hãng sản xuất hàng điện tử TCL và đối thủ Xiaomi trong một thương vụ bán Honor có giá lên đến 25 tỉ Nhân dân tệ (khoảng 3,7 tỉ USD).

Từ năm 2019, sau khi liên tiếp hứng các đòn trừng phạt của Mỹ, công ty mẹ Huawei đang sắp xếp lại các ưu tiên và sẽ chỉ tập trung vào các dòng smartphone cao cấp, thay vì thương hiệu tầm trung Honor, vốn chủ yếu nhắm vào giới trẻ và những khách hàng bình dân khác. Chưa rõ Huawei sẽ bán tất cả những gì của Honor hay chỉ một phần. Nhưng danh mục tài sản thanh lý rất có thể sẽ bao gồm thương hiệu, các trung tâm R&D và chuỗi cung ứng liên quan của Honor.

Bên cạnh R&D, nhà sáng lập Nhậm Chính Phi thường xuyên nhắc tới yếu tố con người là vấn đề cốt lõi trong phát triển thương hiệu này.

“Cũng giống nguyên tử uranium giải phóng năng lượng hạt nhân khổng lồ dưới sự bắn phá neutron, mỗi nhân viên Huawei là hạt nhân nguyên tử được thúc đẩy bởi các giá trị cốt lõi của chúng tôi và có tiềm năng tạo ra một lực lượng đáng kinh ngạc” – ông Nhậm Chính Phi nói trong một cuộc phỏng vấn đầu tháng này.

Triết lý này được thể hiện ở mức độ đầu tư cho công tác chiêu mộ người tài của công ty. Theo tạp chí Tài Kinh (Trung Quốc), từ đầu năm 2020 đến nay, Huawei đã tuyển dụng 4 nhân viên mới theo chương trình “Kỳ tài trẻ”. Các nhân viên này đều mới lấy bằng tiến sĩ từ các trường đại học danh tiếng và nhận lương 129.000 – 288.000 USD một năm.

Hải Lâm

Nguồn:

#Huawei #HONOR #doanh_thu #Digital_China #chèn_ép #Nhậm_Chính_Phi #samsung #tạp_chí_Tài_Kinh #sức_ép #nghiên_cứu_phát_triển #trừng_phạt #Counterpoint_Research #smartphone #Hạt_nhân_nguyên_tử #5G #Mạng_không_dây #tung_ra_thị_trường #nơ_tron #xuất_xưởng #toàn_cầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *