Hướng dẫn chọn máy ảnh 2019: Top máy ảnh chụp người và sự kiện tốt nhất





Hướng dẫn chọn máy ảnh 2019: Top máy ảnh chụp người và sự kiện tốt nhất
Đánh giá deal này





Hướng dẫn chọn máy ảnh 2019: Top máy ảnh chụp người và sự kiện tốt nhất

Người và sự kiện là một chủ đề lớn bao quát nhiều chủ đề nhỏ khác trong nó, từ chân dung thông thường đến lễ cưới hay hội nghị có tính chất nghiêm túc hơn. Mặc dù vậy, tình huống chụp đa dạng vẫn cần một số yêu cầu kỹ thuật nhất định. Bạn sẽ cần một chiếc máy ảnh với hệ thống AF ổn định, không đình công khi làm việc trong môi trường trong nhà ánh sáng thấp. Chất lượng hình ảnh cao ở các thiết lập nhạy ISO trung/cao là điều bắt buộc, màu đẹp thẳng từ máy ảnh ra sẽ giúp công cuộc tác nghiệp của bạn dễ thở hơn.

Ngày nay, bên cạnh chụp ảnh thì các nhiếp ảnh gia ở lĩnh vực này thường được yêu cầu kiêm cả dựng, quay phim. Do đó, top máy ảnh chụp người và sự kiện tốt nhất 2019 dưới đây sẽ tập trung vào các lựa chọn vừa chụp tĩnh vừa quay phim phân giải cao.

1. Sony a7 III

Ưu điểm: 

  • – Chất lượng hình ảnh và video hàng đầu
  • – Hiệu suất AF ấn tượng
  • – Thời lượng pin vượt trội

Nhược điểm:

  • – Thiếu cảm ứng
  • – Menu khá phức tạp
  • – Độ phân giải kính ngắm hơi thấp

Sony a7 III là một trong những mẫu máy ảnh mirrorless ít đắt tiền và nhỏ gọn nhất trên thị trường. Máy được đánh giá tốt ở sự kết hợp giữa độ phân giải, tốc độ và tính năng đối với các nhiếp ảnh gia và nhà quay phim nghiêm túc có hứng thú chụp lại mọi thể loại chủ thể.

Báng cầm trên a7 III rất hữu ích với các ống kính nhỏ, nhưng với ống kính lớn cho sẽ cảm giác mất cân đối. Menu và các tùy chọn vẫn phức tạp nhưng được mở rộng và hữu dụng sau quá trình tích lũy kinh nghiệm bước đầu. Màn hình cảm ứng tiếp tục gây thất vọng, độ phân giải kính ngắm thấp, nhưng thời lượng pin lớn hơn là một cải thiện đáng kể.

Khả năng của a7 III khiến nó trở thành một lựa chọn lý tưởng để bạn chụp bất kỳ thức gì bạn muốn.

Hệ thống AF trên a7 III mượn từ hệ thống của dòng a9 chuyên nghiệp, trang bị 693 điểm AF trên cảm biến bao phủ toàn bộ khung hình. Khả năng tracking chủ thể trên toàn khung hình cũng tốt hơn người anh em a7R III, Eye AF cũng được cải tiến. Với hiệu suất AF ấn tượng 10 fps, a7 III rất đáng để cân nhắc chụp thể thao.

Chất lượng hình ảnh xuất sắc. a7 III cũng là một trong những dòng máy ảnh chụp thiếu sáng tốt nhất trên thị trường cho đến ngày nay, trong khi ảnh chụp ban ngày có nước hình đẹp với dải tần nhạy sáng rộng trên cảm biến mới. JPEG được nâng cấp với màu sắc mãn nhãn hơn, vẫn là tiêu chuẩn của cả ngành máy ảnh về khả năng giảm nhiễu và tăng nét.

a7 III đồng thời là máy ảnh ILC tốt nhất của Sony, cho khả năng quay video 4K chi tiết, sử dụng toàn bộ cảm biến khi chụp ở tốc độ 24p (crop 1.2x ở tốc độ 30p, nhưng chi tiết vẫn rất tuyệt). Người dùng cũng được hỗ trợ nhiều công cụ chụp, quay, gồm focus peaking và cảnh báo phơi sáng zebra, các mẫu màu Log để hậu kỳ thêm linh hoạt. Rolling shutter được kiểm soát tốt, quay slow-motion Full HD là một điểm cộng nhỏ.

Sony a7 III là mẫu máy ảnh đã đặt ra một chuẩn mực mới đối với những gì chúng ta nên mong đợi trên một chiếc máy ảnh full-frame ở tầm giá này. Trừ khi bạn muốn thêm số MP để in ảnh lớn hoặc tốc độ burst nhanh hơn để thỏa yêu cầu chụp thể thao, thì khả năng của a7 III đủ khiến nó trở thành một lựa chọn lý tưởng để bạn chụp bất kỳ thức gì bạn muốn.

Ảnh minh họa chụp từ máy ảnh Sony a7 III:

1126

1150 1132 1156

2. Fujifilm X-T3

Ưu điểm: 

  • – Xuất Raw và JPEG xuất sắc
  • – Công cụ điều khiển tùy biến, trực quan
  • – Video 4K 10 bit chất lượng cao

Nhược điểm:

  • – Không có AF tracking chủ thể trong video
  • – Các ống kính f/1.4 có thể lấy nét chậm

Fujifilm X-T3 là máy ảnh mirrorless APS-C 26MP cao cấp của Fujifilm, có khả năng mang lại ảnh tĩnh và video 4K 60p  chất lượng cao. X-T3 trang bị kính ngắm phân giải cực cao, chụp liên tiếp ở các tốc độ burst rất ấn tượng. Máy có hai khe cắm thẻ nhớ để tiếp nối quá trình làm việc hoặc thêm chỗ trống sao lưu.

X-T3 mang lại sự kết hợp giữa các nút xoay phơi sáng truyền thống, màn hình cảm ứng và các nút tùy biến mở rộng, biến mẫu máy này trở thành một chiếc máy ảnh nhanh, thao tác thoải mái. Màn hình sau lật hai hướng cho phép chụp ảnh tĩnh ở cả chiều ngang và chiều dọc. Kính ngắm có độ phân giải cao hơn thông thường là 3.69 triệu điểm.

Nói chung X-T3 là một trong những mẫu máy ảnh APS-C lai chụp/quay cạnh trạnh nhất trên thị trường.

Thể hiện AF được cải tiến rất lớn, với AF nhận diện mắt và tracking đều nằm các mức xử lý tốt (dù chưa phải là tốt nhất). Máy lấy nét nhanh với hầu hết các ống kính và nhìn chung là phản hồi nhanh với các lệnh nhận từ người dùng. Thời lượng pin khá với 390 ảnh cho một lần sạc đầy, tuy theo mặc định thì máy sẽ chuyển dần về chế độ nguồn thấp để tiết kiệm năng lượng.

Cảm biến 26MP của máy chụp được khá nhiều chi tiết và cho mức dải tần nhạy sáng ổn. Cũng như các máy ảnh Fujifilm khác, chế độ mô phông nước phim Film Simulation khi chụp JPEG thực sự nổi bật, giúp dễ dàng chụp được ảnh đẹp.

X-T3 có thể quay video 4K 10 bit ở cả định dạng UHD và DCI, tốc độ lên đến 60p. Chế độ điều khiển bằng màn hình cảm ứng tách riêng các thiết lập phơi sáng cho ảnh tĩnh và video, giúp dễ chuyển đổi giữa hai chế độ này. AF phim hiệu quả, dễ sử dụng, dù vậy, việc thiếu ổn định hình ảnh trên thân máy vẫn gây khó khăn khi tác nghiệp cầm máy nếu ống kính không có chống rung.

Nói chung X-T3 là một trong những mẫu máy ảnh APS-C chụp quay kết hợp cạnh trạnh nhất trên thị trường. Cả chụp tĩnh và quay video đều ấn tượng, chỉ riêng thiếu ổn định hình ảnh mới là nhược điểm chính khiến bạn phải cân nhắc.

Ảnh minh họa chụp từ máy ảnh Fujifilm X-T3:

ff_x_t3_001

ff_x_t3_003 ff_x_t3_002 ff_x_t3_004

3. Canon EOS 5D Mark IV

Canon EOS 5D Mark IV

Ưu điểm: 

  • – Chất lượng lắp ráp, công thái học và màn hình cảm ứng xuất sắc
  • – Dual Pixel AF tuyệt vời ở cả ảnh tĩnh và video
  • – Chụp liên tiếp đến 7 fps

Nhược điểm:

  • – Video 4K crop 1.64 lần, bị rolling shutter nặng
  • – Thiếu khả năng lấy nét trên chủ thể di chuyển quanh khung hình
  • – Bộ điều khiển không tận dụng được độ linh động và ổn định của máy

Tròn 4 năm sau màn ra mắt của người tiền nhiệm Mark III, Canon EOS 5D Mark IV chính thức chào sân với các cải tiến tăng tính linh động và các công cụ hữu dụng cho đối tượng người dùng mà máy hướng tới.

5D Mark IV công thái học và thao tác tương đồng gần như hoàn toàn với người tiền nhiệm của nó, nhưng vẫn đủ thấy rõ các cải tiến. Trong đó có màn hình cảm ứng với giao diện đặc trưng của Canon, đem lại cho người dùng thêm một công cụ hữu dụng để tương tác với máy ảnh. Tuy nhiên bộ công cụ điều khiển vẫn bị giới hạn khá nhiều, đồng nghĩa khó thiết lập các nút tùy biến theo nhu cầu cá nhân của người dùng.

Mark IV là mẫu máy ảnh 5D tinh túy nhất, và là một công cụ có năng lực và linh động tuyệt vời

Chất lượng hình ảnh khó mà bắt bẻ được. Tuy dải tần nhạy sáng không phải tốt nhất trong phân khúc, nhưng Canon vẫn có những bước tiến ấn tượng với việc tăng độ phân giải trong khi giữ nguyên hiệu suất ISO cao xuất sắc. Chụp Raw cho phép người dùng tận dụng mọi thứ tốt nhất từ công nghệ cảm biến mới, cũng như thấy được Mark IV đã được cải tiến thế nào xét về nhiễu ảnh vùng tối ở các thiết lập ISO thấp; còn ảnh JPEG duy trì được màu đẹp mắt đúng chất Canon, dù nhiễu hạt và độ chi tiết chưa cân bằng cũng như khả năng chụp thiếu sáng chưa đủ cạnh tranh.

Hệ thống AF được nâng cấp cho phép lấy nét ở điểm chính giữa xuống đến -3EV. Trước đây hệ thống Intelligent Tracking and Recognition của Canon yếu hơn nhiều so với 3D Tracking của Nikon khi xét về khả năng tự động tracking chủ thể hoặc khuôn mặt đang di chuyển, thường bị trật nét, thì giờ hệ thống này có thể giữ nét được khá ổn  nếu người dùng tự giữ điểm lấy nét trên chủ thể. Đáng chú ý nhất là Dual Pixel AF ở chế độ live view, cho AF nhanh và chính xác để chụp tĩnh (kể cả chụp burst), đồng thời tăng racking lấy nét cao khi quay video, cho phép quay kiểu run-and-gun một người. Dual Pixel AF còn có thể tracking chủ thể and khuôn mặt quanh khung hình liên tục, thường thì hiệu quả hơn hệ thống AF kính ngắm của chính máy ảnh.

5D IV quay video 4K nhưng lại crop đến 1.64 lần, chỉ phù hợp với trường nhìn thiên về telephoto. Rolling shutter thấy rõ trên đường ngang cũng như hiệu ứng jello, có thể làm giới hạn khả năng lấy ảnh tĩnh cắt từ phim 4K. Trong khi đó định dạng Motion JPEG ngốn rất nhiều không gian và khả năng xử lý của bộ nhớ đệm và thẻ nhớ. Mark IV có jack cắm headphone và micro, nhưng lại thiếu các công cụ video hữu dụng như focus peaking, sọc zebra và mẫu log phẳng (dù có chế độ quay HDR 1080 30p).

Tuy không tạo ra ấn tượng đặc biệt như Mark III nhưng Canon EOS 5D Mark IV vẫn là một mẫu máy ảnh mạnh với các cải tiến đáng chú ý, đủ đáp ứng người dùng chuyên nghiệp.

Ảnh minh họa chụp từ máy ảnh Canon EOS 5D Mark IV:

eos-5d-mark-iv-sample-image-6

eos-5d-mark-iv-sample-image-3 eos-5d-mark-iv-sample-image-2 eos-5d-mark-iv-sample-image-1

4. Nikon D500

1_e2da-lk

Ưu điểm: 

  • – Chất lượng ảnh Raw và video 4K xuất sắc
  • – AF và tracking chủ thể dẫn đầu phân khúc
  • – Khả năng căn chỉnh AF tự động

Nhược điểm:

  • – Tỉ lệ crop làm hạn chế lựa chọn ống kính khi quay 4K
  • – Công cụ điều khiển video và AF tầm thường
  • – Hệ thống Wi-Fi SnapBridge cần cải tiến

Nikon D500 là mẫu DSLR cảm biến crop cao cấp của Nikon, trang bị cảm biến CMOS 20.9MP hoàn toàn mới, hệ thống AF chuyên nghiệp của hãng, chụp burst 10 fps, 2 khay thẻ nhớ.

D500 có kích thước trung bình, cho cảm giác khá gần gũi với những người dùng máy ảnh DSLR cao cấp trước đó. Thân máy nhẹ ấn tượng và kháng bụi, kháng ẩm. Công cụ điều khiển được bố trí hợp lý, các nút chiếu sáng sau là một điểm cộng. D500 có kính ngắm quang học lớn cũng như màn hình cảm ứng lật. Bên cạnh D5 thì đây là mẫu DSLR có tính tùy biến cao nhất.

Với những ai đang tìm máy DSLR bán chuyên nghiệp, Nikon D500 là nhất trên thị trường.

Bố cục AF nhận diện pha 153 điểm kế thừa từ mẫu D5 chuyên nghiệp nổi tiếng với khả năng lấy nét liên tiếp. Cảm biến 99 điểm chữ thập đảm bảo lấy nét kể cả trong điều kiện ánh sáng phức tạp. Độ nhạy trong điều kiện thiếu sáng -3EV trên mọi điểm (-4 EV đối với vùng trung tâm). Độ bao phủ gần như đạt đến rìa khung hình cho phép hệ thống Tracking 3D dẫn đầu ngành ảnh của máy bám sát chủ thể bất kỳ đâu trong cảnh.

D500 có chất lượng ảnh xuất sắc. JPEG có màu sắc mãn nhãn dù tăng nét bán kính lớn để lại các vòng hào quang (halo) bên cách các rìa tương phản cao và để mất các chi tiết nhỏ. Ở các mức ISO cao, D500 làm khá ổn ở khoản cân bằng nhiễu hạt, kết xuất chi tiết và bão hòa trên JPEG. Chất lượng ảnh Raw xuất sắc nhất về dải tần nhạy sáng và nhiễu ánh sáng thấp.

Bạn có thể quay video 4K/UHD, chịu crop 2.25x đồng nghĩa ống kính 24mm sẽ tương đương 54mm. Chất lượng 4K cạnh tranh, tuy kém hơn một chút trong điều kiện thiếu sáng. Nên tránh dùng AF khi quay video do máy dễ bị hunting và nhiễu.

Nói chung, Nikon D500 là một trong những máy ảnh APS-C tốt nhất, từ chất lượng hình ảnh đến hiệu suất AF và công thái học. Còn nhược điểm của máy chủ yếu liên quan đến video, và hệ thống SnapBridge đơn giản không quá ấn tượng với hiệu suất chậm và không ổn định. Thời lượng pin không quá dài. Dù vậy, với những ai đang tìm máy DSLR bán chuyên nghiệp, Nikon D500 là nhất trên thị trường.

Ảnh minh họa chụp từ máy ảnh Nikon D500:

3627522398

1655923265 773244866 2036784088

5. Nikon D850

Nikon D850

Ưu điểm: 

  • – Chất lượng hình ảnh và dải tần nhạy sáng xuất sắc
  • – AF tuyệt vời khi chụp qua kính ngắm
  • – Chụp liên tiếp 7 fps, video 4K đẹp

Nhược điểm:

  • – AF ở chế độ live view và video kém
  • – Kết nối SnapBridge không dây chưa xứng tầm cao cấp của máy

Nikon D850 là mẫu máy ảnh DSLR full frame của Nikon hướng đến đối tượng chuyên nghiệp, trang bị cảm biến 45.7MP mới hoàn toàn với công nghệ chiếu sáng ngược. Cảm biến này cho chất lượng hình ảnh tuyệt vời xuyên suốt dãy ISO và duy trì thiết lập ISO 64 hữu dụng từ người tiền nhiệm D810 cho dải tần nhạy sáng mở rộng.

Báng cầm được thiết kế lại để thanh mảnh và có chiều sâu hơn, hỗ trợ cầm máy thoải mái. Thân máy kháng thời tiết, đặt một joystick AF mới ở mặt sau giúp điều chỉnh tối đa hệ thống AF 153 điểm kế thừa từ mẫu flagship D5. Máy chụp burst 7 fps và lên đến 9 fps với pin và báng phụ trợ. Động cơ màn trập đã được xử lý lỗi sốc màn trập/gương từng thấy trên D810.

D850 là một trong những mẫu máy ảnh DSLR toàn diện hiếm hoi nhất hiện nay trên thị trường

Hệ thống AF 153 điểm giúp D850 trở thành một công cụ linh động tuyệt vời, cho phép chụp thể thao gần như hiệu quả bằng các mẫu máy chuyên chụp thể thao. Nhược điểm duy nhất nằm ở chế độ tracking chủ thể, 3D Tracking, làm việc rất tốt với ảnh lẻ nhưng lại chật vật thấy rõ khi chụp burst. Chuyển sang lấy nét điểm đơn hoặc lấy nét vùng có thể giải quyết cơ bản nhược điểm này. Nhận diện khuôn mặt qua kính ngắm, nhất là khi sử dụng Auto AF vùng vẫn là thế mạnh của Nikon.

Chất lượng hình ảnh ấn tượng, với ISO nền 64 cho phép máy bắt kịp một số đối thủ medium format kỹ thuật số xét về dải tần nhạy sáng, và dù số điểm ảnh cao, siêu ảnh ở các mức ISO cao vẫn được kiểm soát tốt. JPEG cho màu đẹp mãn nhãn, tăng nét và giảm nhiễu tốt hơn.

Tuy D850 sẽ không là lựa chọn đầu tiên với những ai muốn khả năng quay video chuyên nghiệp, nhưng không thể phủ nhận là Nikon đã đầu tư rất nhiều để đẩy mạnh các tính năng ở mặt này cho máy. Đây là mẫu máy ảnh Nikon DSLR đầu tiên có quay 4K sử dụng toàn bộ chiều rộng của cảm biến, cũng như quay slow-motion 1080p. Máy được trang bị cảnh báo zebra highlight và focus peaking, tuy tính năng thứ hai không áp dụng khi quay 4K. Vấn đề lớn nhất ngáng chân Nikon là hiệu suất AF kém ở chế độ live view và video, khiến D850 không đủ hấp dẫn người dùng quay video run-and-gun.

Có thể nói Nikon D850 là một trong những mẫu máy ảnh DSLR toàn diện hiếm hoi nhất hiện nay trên thị trường. Máy trang bị công cụ linh động, sử dụng hiệu quả, cho ảnh đẹp nhất phân khúc, ISO 64 cho dải tần nhạy sáng và chất lượng hình ảnh tổng quan xuất sắc, và khi được căn chỉnh hợp lý, hệ thống AF của D850 cho độ chính xác ấn tượng kể cả ở 46MP. Là máy ảnh DSLR full frame nhưng D850 vẫn là mẫu máy ảnh cứng cáp, ổn định, phù hợp với cả người dùng không chuyên và chuyên nghiệp. Tuy còn nhược điểm ở mảng video, nhưng máy đồng thời cho thấy tiềm năng cải tiến xa hơn của Nikon ở mảng này.

Ảnh minh họa chụp từ máy ảnh Nikon D850:

2466879161

3336798852 3691761770 3945377138

6. Nikon Z7

Nikon Z7

Ưu điểm: 

  • – Chất lượng hình ảnh xuất sắc
  • – Ổn định hình ảnh 5 trục
  • – Kính ngắm OLED 3.69 triệu điểm
  • – Màn hình LCD phụ ở mặt trên

Nhược điểm:

  • – Banding làm giảm dải tần nhạy sáng
  • – Tracking AF khó thao tác
  • – AF-C bị hunting khi chụp thiếu sáng

Nikon Z7 là máy ảnh mirrorless full frame chuyên nghiệp đầu tiên của Nikon, trang bị cảm biến 46MP cho chất lượng hình ảnh xuất sắc, khả năng quay 4K sử dụng toàn bộ chiều rộng của cảm biến và 493 điểm AF nhận diện pha.

Thân máy kháng thời tiết hiệu quả, cầm thoải mái, bố trí nút bấm tương đồng dòng Nikon DSLR, có joystick AF ở mặt sau cho phép chọn điểm AF thoải mái. EVF chi tiết và sắc nét cao, tuy nhiên tốc độ refresh lại giảm đáng kể khi chụp burst gây khó theo dõi hành động.

Nikon Z7 là mẫu máy ảnh kỹ thuật số toàn diện và là mẫu máy thế hệ đầu ấn tượng

Thể hiện AF đáng tin cậy trong điều kiện ánh sáng ổn định, nhưng thỉnh thoảng sẽ bị hunting nếu chụp thiếu sáng. Tracking chủ thế kém hơn các đối thủ, khá là khó thao tác. Tốc độ chụp burst nhanh nhất là 5.5 fps, nhưng bộ nhớ đệm sẽ đầy và giảm tốc độ xử lý của máy xuống khoảng 4 giây. Thời lượng pin vào khoảng 400 ảnh khi dùng LCD, nhưng khả năng thực tế có vẻ nhỉnh hơn nhiều.

Z7 cho chất lượng hình ảnh ấn tượng, với dải tần nhạy sáng ở ISO nền 64 có thể cạnh tranh với một số máy ảnh medium format. Đáng tiếc là dải tần nhạy sáng hữu dụng của máy lại kém người anh em DSLR D850, do xuất hiện lỗi banding từ việc bổ sung hệ thống PDAF. Ảnh JPEG cho màu sắc đẹp mắt, độ nét tuyệt vời, nhưng giảm nhiễu có hơi quá tay ở mức ISO cao.

Máy quay video 4K UHD ổn định, sử dụng toàn bộ chiều rộng của cảm biến với AF nhận diện pha, lý tưởng quay video run-and-gun. Máy còn cho phép xuất log 10 bit qua cổng HDMI và có sẵn jack headphone và microphone. Dù vậy những ai thích quay video sẽ cảm thấy thất bọng bởi MF sử dụng hệ thống lấy nét bằng dây, chí ít là với dòng ống kính Z hiện tại.

Nikon Z7 làm tốt ở cả mảng ảnh tĩnh và mảng video, tuy nhiên nhìn chung hệ thống AF kém tin cậy hơn mẫu DSLR tốt nhất cùng hãng. Về cơ bản, Z7 là mẫu máy ảnh kỹ thuật số toàn diện và là mẫu máy thế hệ đầu ấn tượng.

Ảnh minh họa chụp từ máy ảnh Nikon Z7:

423234641

2271123954 4032407908 4147408253

7. Sony a7R III

Sony A7R III

Ưu điểm: 

  • – Chất lượng hình ảnh ấn tượng
  • – Ổn định hình ảnh trong thân máy
  • – Phim 4K đẹp
  • – Thời lượng pin tuyệt vời

Nhược điểm:

  • – Tốc độ ghi thẻ nhớ chậm chạp, nhất là sau khi chụp liên tiếp
  • – Khóa AF không hoàn toàn đáng tin cậy
  • – Khó xem vùng AF đã chọn

Sony a7R III là mẫu máy ảnh mirrorless full frame 42.4MP có khả năng chụp 10 fps. So với người tiền nhiệm thì a7R III có pin lớn hơn, công thái học tốt hơn, cũng như các tinh chỉnh khác tăng trải nghiệm chụp mà vẫn giữ được chất lượng hình ảnh cao.

Thân máy gần như là bản “đúp” hoàn hảo của mẫu a9, tổng cải tiến về công thái học gồm bổ sung joystick AF và màn hình cảm ứng. Báng cầm lớn và độ tùy biến cao hơn đồng nghĩa máy cầm thoải mái hơn và dễ dàng thiết lập hơn tùy ý người dùng. a7R III có đến 2 khay thẻ nhớ dù tốc độ ghi có thể bị ảnh hưởng vởi khay UHS-I chậm.

a7R Mark III là mẫu máy ảnh ấn tượng mang lại đa dạng công cụ để chụp và quay với độ phân giải cao, chất lượng cao

AF cải tiến so với người tiền nhiệm với Eye AF đặc biệt hoàn thiện đảm bảo lất nét hoàn hảo đối với chụp chân dung phân giải cao. Tuy áp dụng các thuật toán đến từ a9, tracking chủ thể chưa đạt đến mức chụp thể thao chuyên nghiệp nhưng vẫn có độ chính xác ấn tượng.

Chất lượng hình ảnh xuất sắc với dải tần nhạy sáng khá rộng và mức độ chụp chi tiết cao. Máy cho khả năng hoặc chụp Raw nén lossy, hoặc chụp Raw không nén. Trong khi đó file Raw không nén cho phép tận dụng gần như tối đa cảm biến a7R III. Chi tiết trên ảnh JPEG rất tốt kể cả trong điều kiện thiếu sáng, đồng thời Sony cũng có những cải tiến thấy rõ ở khả năng render màu so với a7R II.

Bên cạnh khả năng chụp tĩnh xuaastw sắc là khả năng quay video 4K oversampled chi tiết cao. Máy trang bị các mẫu màu gamma Log để quay dải tận nhạy sáng rộng và có chế độ Hybrid Log Gamma để quay trực tiếp cho TV HDR. AF trong video có vẻ được cải thiện so với đời Mark II, khi mà máy giảm được tình trạng lấy nét lại ngoài ý muốn.

Nhìn chung Sony a7R III là mẫu máy ảnh ấn tượng mang lại đa dạng công cụ để chụp và quay với độ phân giải cao, chất lượng cao, kể cả với chủ thể đang di chuyển. Các đặc điểm ngoại hình thay đổi và pin lớn hơn cho phép máy linh động hơn, phù hợp với nhiều phong cách nhiếp ảnh.

Ảnh minh họa chụp từ máy ảnh Sony a7R III:

1524

1525 1235 1243

(Theo DPReview;  Ảnh: Thư viện ảnh chính thức của hãng)

Hướng dẫn chọn máy ảnh 2019: Top máy ảnh chụp người và sự kiện tốt nhất
Nguồn:

Blogs các sản phẩm công nghệ zShop.vn.

Theo Zshop

Nguồn: Tổng Hợp Deal

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *