Siết chặt quảng cáo trên mạng

Siết chặt quảng cáo trên mạng

Thời gian qua, hiện tượng quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng với công dụng ‘trên trời’ xuất hiện tràn lan trên các các kênh, mạng xã hội như Youtube, Google, Facebook… khiến người dùng vô cùng bức xúc.

Hoạt động quảng cáo trực tuyến đang chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng đầu tư quảng cáo tại Việt Nam, trong đó, Google và Facebook là 2 nền tảng được các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân lựa chọn quảng cáo trực tuyến nhiều nhất.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, hiện tượng quảng cáo trực tuyến xuất hiện tràn lan trên các kênh, mạng xã hội khiến người dùng vô cùng bức xúc. Các đoạn quảng cáo này được dàn dựng, đầu tư công phu về cả nội dung, hình thức, len lỏi khắp mọi nơi.

Không chỉ quảng cáo theo hình thức truyền thống mà để thu hút và lấy lòng tin của người xem, những người làm quảng cáo đã “hô biến” công dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng thành những loại thần dược, chữa bách bệnh, từ xương khớp, đau đầu, mất ngủ…

Dù các sản phẩm chưa được kiểm chứng chất lượng, mập mờ về nguồn gốc, nguyên liệu, quy trình sản xuất… nhưng người quảng cáo vẫn vô tư giới thiệu, chào hàng. Nghiêm trọng hơn, nhiều văn nghệ sỹ nổi tiếng, các bác sỹ, dược sỹ lại tiếp tay để quảng cáo các sản phẩm trên.

Đặc biệt, việc sử dụng tiếng nói, uy tín của giới nghệ sỹ được rất nhiều người làm quảng cáo lựa chọn, bởi nắm được tâm lý người dân “nghệ sỹ nổi tiếng đã nói vậy chắc chắn đúng rồi”, đây chính là chiêu trò để họ tuồn sản phẩm ra thị trường.

Các video quảng cáo xuất hiện tràn lan trên Youtube – Ảnh chụp màn hình

Trong bối cảnh hiện nay, việc siết chặt quảng cáo là rất cần thiết nhằm loại bỏ những nội dung quảng cáo không đúng sự thật, sai lệch, đồng thời trả lại môi trường mạng văn minh để người dùng an tâm sử dụng.

Còn người dân hãy trở thành những người tiêu dùng thông minh, tuyệt đối không được tự ý sử dụng các sản phẩm chưa được Bộ Y tế cấp phép, tránh để lại những hậu quả khôn lường về sau.

Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo. Tuy nhiên, các quy định này chưa có hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm của các bên tham gia cung cấp dịch vụ, đặc biệt là vấn đề kiểm duyệt nội dung sản phẩm quảng cáo trước khi phát hành và nghĩa vụ thuế tại Việt Nam. Cạnh đó, các hành vi vi phạm và chế tài xử phạt của Nghị định trên còn thiếu.

Do đó, Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ sẽ khắc phục những hạn chế của Nghị định cũ, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam.

Còn Nghị định 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo, có hiệu lực từ 1/6/2021 tăng mức xử phạt đối với vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo.

Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.

Kim Sáng

Nguồn:

#Nghị_định_181/2013/NĐ_CP #siết_chặt #thực_phẩm_chức_năng #quảng_cáo_trực_tuyến #người_quảng_cáo #tràn_lan #nghị_định_số_181/2013/NĐ_CP #Nghị_định_38/2021/NĐ_CP #công_dụng #quảng_cáo #Luật_Quảng_cáo #google #youtube #bách_bệnh #nghị_định #chào_hàng #hiện_tượng #người_dùng #thần_dược #mập_mờ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *